P5 – Giám sát và quản lý thi công

Khi đã chọn nhà thầu thi công đáp ứng tất cả yêu cầu về năng lực, tiến độ cũng như mức ngân sách dự trù bạn không thể cứ thế mà giao phó hết trách nhiệm cho đội xây dựng.
 Ngôi nhà là tổ ấm của gia đình bạn và sẽ là nơi cả nhà nương náu trong khoảng thời gian rất lâu. Chính vì vậy, trong quá trình đơn vị thi công làm nhiệm vụ của họ, bạn – chủ nhà cần thiết phải nhờ cậy đơn vị giám sát thi công chặt chẽ đề phòng các tình huống sai phạm (nếu có) xảy ra. Vậy, việc của đơn vị giám sátquản lý thi công nhà là gì? Các mức xử phạt vi phạm trong xây dựng nhà ở ra sao? … bạn cũng cần phải nắm rõ để phối hợp tốt nhất với các bên liên quan trong quá trình thi công nhà ở.
Giám sát thi công giúp hạn chế các tình huống sai phạm (nếu có) xảy ra

1. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁM SÁT THI CÔNG

Người giám sát thi công có vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình thi công và phương pháp thi công cũng như chất lượng trang thiết bị kĩ thuật. Phải đảm bảo từng hạng mục trên công trình được thực hiện đúng tiến độ, đúng phương pháp và đúng như bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Nắm bắt chính xác kịp thời những công việc đang diễn ra trên công trường. Bên cạnh đó, phải đảm bảo công trình đạt chất lượng cao bằng cách thường xuyên theo dõi để xử lý các sai sót phát sinh trong quá trình thi công công trình hoặc đề xuất các giải pháp hiệu quả giúp nâng cao chất lượng công trình với chủ nhà và nhà thầu thi công. Ngoài ra, người giám sát thi công cũng phải có trách nhiệm với việc tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Một người có kỹ năng chuyên môn giỏi, trung thực và khách quan trong công việc sẽ là một người giám sát đáng tin cậy, có như vậy, công trình đạt chất lượng tốt nhất, an toàn và bền vững theo thời gian sử dụng.

Vai trò của người giám sát thi công

2. NHẬT KÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Để có thể quản lý thông tin cũng như tiến độ của công trình một cách dễ dàng và chính xác, nhà thầu cần phải lập nhật ký thi công công trình cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Nếu có nhà thầu phụ tham gia thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thoả thuận với nhà thầu phụ về việc lập nhật ký thi công xây dựng đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Nhật ký công trình giúp quản lý tiến độ công trình tốt nhất

Nội dung chủ yếu của Nhật ký thi công xây dựng bao gồm:

– Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết…..), số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu huy động, các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày.

– Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lí trong quá trình thi công (nếu có).

– Các kiến nghị của nhà thầu, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

– Ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công của các bên có liên quan.

3. MỘT SỐ ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN KIỂM TRA KHI THI CÔNG

Một lưu ý về việc kiểm tra là không phải chỉ được thực hiện khi ngôi nhà được xây xong hay trong quá trình hoàn thiện mà cần được tiến hành một cách thường xuyên, xuyên suốt trong thời gian thi công, xây dựng nhà.

Kiểm tra khi thi công

Kiểm tra khối lượng, chất lượng, quy cách và kiểu dáng ngôi nhà là công việc kiểm tra quan trọng nhất. Bên cạnh đó chủ nhà nên cùng bộ phận giám sát và chủ thầu kiểm tra, đối chiếu lại bản vẽ và các nội dung phát sinh thật chi tiết khi công trình hoàn thành hoặc trước khi nhận bàn giao theo hợp đồng đồng thời kiểm tra cẩn thận theo từng hạng mục thi công. Tất cả đều trên tiêu chí kiểm tra đúng và đủ.

Một số nội dung quan trọng phải kiểm tra là:

– Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo các quy định pháp luật hiện hành.

– Kiểm tra năng lực nhà thầu

+ Kiểm tra năng lực của đội thi công xây dựng.

+ Kiểm tra nguồn gốc – chất lượng của các thiết bị phục vụ công tác thi công có đảm bảo an toàn hay không.

+ Kiểm tra, giám sát quy trình quản lý chất lượng công trình của bộ phận thầu thi công.

– Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng:Tiến hành thử nghiệm chất lượng vật tư, cấu kiện công trình có phù hợp với tiêu chuẩn hay không, có đúng mẫu mã, chất lượng, quy cách hàng hóa như đã đặt trước đó. Nếu chất lượng không đảm bảo thì chủ nhà và đơn vị tư vấn thiết kế phải cùng nhau đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra số lượng vật tư cần thiết có đủ cho công trình.

– Kiểm tra quá trình thi công

+ Đơn vị giám sát thi công phải hoàn thành tốt nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu

+ Như đã nói trên, mọi kết quả kiểm tra phải được ghi vào biên bản và nhật ký thi công.

+ Nếu phát hiện sai sót về thiết kế hoặc thi công thì phải liên hệ chủ nhà để báo cáo ngay và cùng phối hợp với nhà thầu để chỉnh sửa kịp thời. Trường hợp các vấn về, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công cũng như vậy.

+ Một nội dung cần thực hiện tốt, liên quan đến yếu tố đạo đức đó là công tác thực hiện an toàn lao động.

Trong quá trình kiểm tra công trình cần lưu ý phải thật cẩn trọng, tỉ mỉ về yêu cầu chất lượng công trình, nếu có vấn đề trong quá trình kiểm tra phải báo lại ngay cho bên thi công để có phương án khắc phục lại cho đúng yêu cầu. Thêm vào đó là cần có biên bản hoặc biểu mẫu trong quá trình kiểm tra theo từng giai đoạn và từng hạng mục thi công.

Mách bạn: Biên bản kiểm tra xây dựng công trình bao gồm tên biên bản được ghi rõ ràng cùng với đó là tên công trình, hạng mục và địa điểm xây dựng được cụ thể chi tiết nhất. Trong biên bản kiểm tra có thành phần tham gia, bao gồm đại diện giám sát công trình, nhà thầu, chủ đầu tư.

Giai đoạn này nếu như tìm được tiếng nói chung giữa khách hàng và chủ thầu thì việc nghiệm thu và hoàn công công trình sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn, gia chủ cần chuẩn bị giấy tờ cơ bản và những việc phải làm để trước khi đưa ra yêu cầu với nhà thầu thì cần dựa trên cơ sở để thuyết phục làm lại một phần nào khi bạn không vừa ý.

Nếu bất kỳ khó khăn gì, Nhà thầu/ Kiến trúc Sư cần phải hội ý với chủ nhà ngay lập tức, nên hạn chế tự mình quyết định nếu vẫn còn có thể tham khảo được ý kiến của chủ nhà ( và ngược lại).

4. XỬ PHẠT KHI VI PHẠM TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở

Khi xây nhà bạn cũng nên biết về các quy định xử phạt khi vi phạm trong xây dựng nhà ở để tránh hoặc khắc phục. Ví dụ mức xử phạt đối với việc xây dựng nhà ở vượt quá chỉ giới xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc tháo dỡ công trình xây dựng.

Còn đối với vi phạm xây nhà mà không có giấy phép thì sẽ phạt tiền từ mức 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với nhà ở nông thôn hoặc từ 15.000.000 đên 20.000.000 đồng đối với trường hợp nhà ở thành thị.

Mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở nông thôn; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở đô thị; phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Quá trình thiết kế hay thi công nhà đều quan trọng như nhau. Trong đó, giai đoạn thi công kéo dài nên rất cần gia chủ đặt nhiều sự quan tâm nhất là phải chọn đội ngũ giám sát, quản lý thi công nghiêm ngặt theo sát nhà thầu thi công để đề phòng các sự cố, sai phạm cũng như xử lý kịp thời. Vai trò của người giám sát, quản lý thi công cực kỳ quan trọng và cần thiết phải có khi xây nhà. Hơn thế nữa, giám sát quản lý thi công phải đảm bảo xử lý các vi phạm trong xây dựng nhà ở đúng quy định pháp luật để mang tính răn đe. Với các bước kiểm tra thi công cùng các lưu ý khi viết nhật ký thi công công trình.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.